Thế nhưng, hiện nay không ít trung tâm mua sắm đã trở thành những "thị trấn ma" bởi sự trỗi dậy của Amazon và các xu hướng thời trang thường xuyên thay đổi.
Trong những năm qua, nhiều chuỗi cửa hàng tại Mỹ đã phải nộp đơn xin phá sản.
(Ảnh minh họa: The Street)
Pacsun, Wet Seal hay Aeropostale từng là những chuỗi cửa hàng đình đám một thời, nay đã phải nộp đơn xin phá sản, CNN thông tin. Trong khi đó, các nhãn hiệu bán lẻ lớn như Sears, JCPenney, Kmart, Macy’s, Kohl’s cũng buộc phải đóng cửa rất nhiều cửa hàng. Mặt khác, một số chuỗi cửa hàng cũng phải giảm lượng hàng sản xuất.
Có thể nói, đối với tất cả những công ty trên, Amazon là một vấn đề lớn khi "ông vua" thương mại này đang bán gần như mọi thứ trên thế giới.
Mới đây, công ty này đã cho ra mắt dòng sản phẩm quần áo của riêng mình và ngày càng mở thêm nhiều cửa hàng riêng. Hiện tại, Walmart đang sở hữu Jet.com, nhà bán lẻ trang phục nữ ModCloth cùng nhiều trang mua sắm trực tuyến khác. Walmart đã đặt cược lớn hơn vào thương mại điện tử, đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều khách hàng rời bỏ các trung tâm mua sắm.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, thực trạng trên khiến các nhà bán lẻ tại các trung tâm mua sắm ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Minh chứng là, Abercrombie & Fitch - nhãn hiệu một thời nổi tiếng với những người mua sắm trẻ tuổi đang phải vật lộn để thu hút khách hàng. Trong những năm gần đây, không ít trung tâm mua sắm lớn tại Detroit, Cleveland và nhiều thành phố khác buộc phải đóng cửa.
Vậy nhưng, ở vùng ngoại ô, các trung tâm mua sắm đã bổ sung thêm các nhà bán lẻ nổi tiếng như Apple và các nhãn hiệu thời trang bình dân như Zara, H&M, Uniqlo. Điều đó cho thấy, các trung tâm mua sắm có thể vẫn chưa hết hy vọng, tuy nhiênchúng đã khác rất nhiều so với hồi bạn từng đến khi còn nhỏ.
(Vietnam+)