Theo thống kê mới nhất của CBRE, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào bất động sản (BĐS) tại châu Á đạt 4,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2016.
Vốn đầu nước ngoài trực tiếp vào bất động sản châu Á đạt 4,7 tỷ USD trong nửa
đầu năm 2016.
Cụ thể, tỷ trọng đầu tư trực tiếp vào BĐS tại châu Á bởi các nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 1,4 tỷ USD trong năm 2009 lên 9,6 tỷ USD trong năm 2015.
Châu Á đã nhận được nguồn vốn lớn từ các tổ chức trong 18 tháng qua, nhất là từ khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông. Các tổ chức quốc tế chiếm 57% trên tổng tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực BĐS thương mại nửa đầu năm nay, tăng đến 9% so với năm 2012.
Giám đốc cấp cao bộ phận Nghiên cứu, CBRE châu Á - Thái Bình Dương, bà Ada Choi cho rằng: “Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ và lâu dài, châu Á sẽ tiếp tục là khu vực trọng điểm đối với giới đầu tư toàn cầu. Các tổ chức đầu tư ngoài khu vực hiện vẫn chưa chú trọng tới thị trường châu Á. Nhưng về lâu dài, điều này chính là động lực để tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường châu Á nhằm gia tăng sự đa dạng về mặt địa lý của các chi nhánh công ty”.
Trong khi đó, theo ông Marc Giufrida - Giám đốc điều hành Thị trường vốn đầu tư CBRE, các nhà đầu tư châu Á đã soán ngôi các nhà đầu tư phương Tây và trở thành nguồn đầu tư xuyên quốc gia chính trong khu vực. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ nguồn vốn châu Á và lượng chứng khoán hạn chế, giới đầu tư ngoại cần tạo ra những chiến lược sáng tạo hơn. Có những yếu tố khác mà nhà đầu tư có thể xem xét như yêu cầu của khách thuê hay triển vọng để nâng cao giá trị tài sản. Do đó, các nhà đầu tư quốc tế tại thị trường châu Á cần có tính linh hoạt trong chiến lược đầu tư.
Với các nhà đầu tư châu Á cũng như quốc tế, các khối tài sản thương mại chủ chốt như những tòa nhà văn phòng có vị trí đắc địa tiếp tục là ưu tiên hàng đầu bởi sự tăng trưởng không ngừng trong lĩnh vực dịch vụ. Mặt khác, ngành vận tải cũng sẽ hưởng lợi từ sự phát triển bền vững của thương mại điện tử. Hiện một số tổ chức đầu tư đã mua lại các tài sản vận tải bằng việc tạo dựng quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và đầu tư các các quỹ hậu cần.
(CafeLand)