Phong thủy

Nhà ở có nên để trống khoảng trung tâm?

29/08/2014 - 05:10

Nếu như ví ngôi nhà ở là cơ thể con người, thì chỗ giữa ngôi nhà như trái tim con người, là nơi ngự trị của khí quan quan trọng nhất của cơ thể. Bởi vậy việc bố trí, kê đặt, bày biện tại nơi giữa ngôi nhà phải hết sức thận trọng.

Về bố cục trong nhà ở của con người hiện đại, không ít người để nơi trung tâm ngôi nhà trống trơn, như vậy chẳng khác chi lãng phí sạch tài nguyên tốt lành. Có người đặt giữa nhà một bể cá vàng, mà nước thuộc âm tính, trong khi giữa ngôi nhà ở vốn là nơi dương khí vượng nhất, lại bị trấn bằng thứ có âm khí rất nặng, chẳng khác chi vô tình con người gọt bớt, làm suy yếu vượng khí của ngôi nhà, làm mất căn bằng âm dương. Vậy nên, phong thuỷ học truyền thống, cho rằng cách làm này là lành ít dữ nhiều.

Lại có người bố trí phòng tắm rửa, vệ sinh ngay ở vị trí trung tâm ngôi nhà hoặc dùng làm các việc khác ở khu vực giữa ấy, như vậy là đã đảo ngược vị trí, biến nơi tốt nhất trở thành vị trí thứ yếu trong ngôi nhà. Có người thậm chí lại bố trí cầu thang gác ngay giữa nhà trong sách gọi là việc làm “thuyên tân đoạt chủ” (khách ồn ào át chủ). Cầu thanh nằm ở vùng giữa ngôi nhà, hàng ngày người trong nhà lên lên xuống xuống, khiến nơi đó luôn huyên sáo, không yên tĩnh, thậm chí còn là hành vi giẫm đạp bất kính.

Thực ra nhìn từ góc độ phong thuỷ học, khu vực giữa nhà ấy nên bố trí phòng khách hoặc phòng ăn ở, sinh hoạt bình thường của mọi người là tốt nhất. Bởi khoảng trung tâm nhà là nơi quan trọng nhất của một ngôi nhà, là tượng trưng cho địa vị và quyền thế, bởi vậy, thích hợp nhất là dùng làm nơi để mọi người xum họp, chuyện trò, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi thư giãn.

Trong kiến trúc của một ngôi nhà hiện đại, bố trí phòng sinh hoạt thường nhật ngay tại vùng giữa ngôi nhà là nguyên tắc quy hoạch tiện lợi nhất, thích hợp nhất.

Ngăn cách giữa các phòng trong một ngôi nhà ở trong kiến trúc học gọi là quy hoạch mặt bằng. Quy hoạch mặt bằng gia đình cùng phương thức sống, đặc tính và hình thái kiến trúc mà thiết kế, phải chia toàn bộ không gian cư trú thành các mức độ quan trọng khác nhau như “tất yếu, thứ yếu, có khả năng cần tới”. Như phòng vẽ là nơi không thể thiếu trong nhà một hoạ sĩ, phòng sách là nơi không thể thiếu trong căn hộ của một nhà văn, phòng cách âm trong nhà một nhạc sĩ, ca sĩ, do vậy phải căn cứ vào nhu cầu của người nhà mà quyết định ngăn phòng.

Trong một gia đình, giá trị dùng chung cao nhất cho mọi thành viên là phòng khách, bởi vậy đặt phòng tiếp khách ở khu vực trung tâm ngôi nhà là lý tưởng nhất.

Đương nhiên, khi xếp đặt phòng khách, cũng cần phải nghĩ tới rằng nơi đó cũng là không gian để mọi thành viên trong gia đình nghỉ ngơi thư giãn đầu óc, cho nên nơi đó phải tạo cho mọi người có cảm giác tự do thoải mái, cởi mở. Bởi vậy, phòng khách phải rộng rãi thoáng đãng một chút, đòi hỏi thông gió tốt, đồng thời để mọi người vào ra được thuận tiện, thì sô pha, bàn trà, ti vi … phải bố trí cho thật thoả đáng.

Ngoài ra, không nên chọn kiểu nhà ở hình chữ “L” bởi trung tâm nên nhà hình chữa “L” lại nằm lộ ra ngoài, nghĩa là ngôi “Hoàng cực” bị bỏ trống, đó là sự lãng phí không khôn ngoan, và phá hỏng sự cân bằng năng lượng của cả ngôi nhà.

(Theo 100 câu hỏi đáp về phong thủy)

 

(Nguồn sưu tầm)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm