Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô, lượng lốp xe phế thải lên tới hàng triệu chiếc mỗi năm. Khối lượng lốp xe phế liệu tăng gây ra các tác động xấu tới môi trường. Do đó, các nhà khoa học đã phát triển việc sử dụng cao su tái chế từ lốp xe phế liệu cho các công trình dân dụng.
Sử dụng cao su tái chế từ lốp xe phế liệu cho các công trình dân dụng.
Việc xử lý lốp xe phế thải trước đây như đốt hay chôn lấp gây ô nhiễm không khí và có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Tuy nhiên, với phương pháp mới, lốp xe phế liệu được sử dụng trong sản xuất bê tông, đây là một kỹ thuật hiệu quả khi áp dụng cho lượng vật liệu lớn. Tái chế lốp xe phế liệu thúc đẩy sự phát các tòa nhà sinh thái thân thiện và khuyến khích các khái niệm về sản xuất bền vững đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng hiện nay.
Mặt khác, mật độ cao su tổng hợp thấp so với thông thường có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển của bê tông trọng lượng nhẹ, qua đó giúp tiết kiệm vật liệu. Các lợi thế trên có thể khuyến khích việc tái chế cao su tổng hợp để phát triển Bê tông Cao su tự củng cố (SCRC). Theo đó, sự phát triển của SCRC kết hợp với các hiệu ứng có lợi đối với cao su tổng hợp và những tính chất mong muốn của bê tông tự củng cố.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Memorial, Newfoundland đã thực nghiệm nghiên cứu tác dụng của cao su tổng hợp, nhất là CR như một sự thay thế một phần của cốt liệu mịn trên cấu trúc của dầm bê tông cốt thép. Cụ thể, thực nghiệm gồm các đánh giá về tác động của CR tới khả năng chịu nứt, uốn, đáp ứng tải trọng lệch, độ cứng, dẻo của dầm, biến dạng bê tông. Hỗn hợp dầm bê tông được phát triển với tỷ lệ phần trăm CR thay đổi (0%-50%), sử dụng chất kết dính khác nhau và bổ sung các metakaolin.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, độ cứng của bê tông và độ cứng của dầm thông thường giảm. Nhưng khi tăng 20% CR có thể cải thiện độ bền, dẻo và có tác động đáng kể tới tải trọng uốn. Nếu tăng thêm CR (20-50%), bê tông biến dạng cao và hấp thụ nhiều năng lượng hơn, dẫn đến việc giảm độ bền và độ dẻo của dầm được thử nghiệm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, kết quả từ cuộc thực nghiệm này sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu suất SCRC và sẽ rất hữu ích trong việc phát triển SCRC với hứa hẹn tiềm năng ứng dụng cho các cơ cấu.
(Báo Xây dựng Online)