Hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng ngày một đa dạng nhưng yêu cầu của người tiêu dùng cũng khắt khe hơn. Ngoài việc lựa chọn vật liệu đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng, bền đẹp thì một yếu tố tiết kiệm năng lượng đã và đang được khách hàng đặc biệt quan tâm khi mua vật liệu xây dựng.
Đất nện
Sẽ có rất nhiều lợi ích nếu bạn chọn gạch không nung, gạch phơi nắng hay còn gọi là gạch sống và đất nện để xây dựng ngôi nhà của mình. Nguyên liệu đất khá dồi dào, hơn nữa gạch không nung lại có tác dụng làm giảm sự ô nhiễm nhiệt, giúp chống thấm và chống nhiệt. Loại vật liệu thân thiện này được sử dụng phổ biến tại một số quốc gia như Trung Quốc, New Zealand, Peru. Thế nhưng, do rất khó để tìm được thợ thủ công làm loại gạch này nên đất nện còn ít được sử dụng tại Việt Nam.
Vật liệu đất nện có tác dụng chống thấm và chống nhiệt, ô nhiễm nhiệt cho
công trình nhà ở.
Tấm cách nhiệt chân không
Trung tâm Nghiên cứu NAHB cho biết, so với những vật liệu truyền thống khác, cứ mỗi 1 inch (2,54cm) tấm cách nhiệt chân không (VIP) sẽ có khả năng cách nhiệt đến 7 lần. Vật liệu tiết kiệm năng lượng này có hình dạng chữ nhật, một lớp giấy màu bạc phủ ở mặt ngoài, bên trong có lõi. Kích thước của tấm cách nhiệt chân không lớn, nhỏ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất.
Tấm cách nhiệt chân không có khả năng cách nhiệt gấp 7 lần so với những
vật liệu truyền thống khác.
Cửa phát xạ Low E Windows
Cửa phát xạ Low E Windows cũng là một trong những vật liệu xây dựng có khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Được biết, chữ E trong cụm từ này là chữ viết tắt của từ “emissivity”, tức là sự phát xạ. Một lớp oxit kim loại phủ mặt ngoài vật liệu này, nếu bạn sử dụng cửa phát xạ trong nhà nó sẽ giúp cách nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông lạnh giá.
Cửa phát xạ Low E Windows cho nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp khi
đông đến.
Cửa phát xạ Low E Windows được phủ các lớp phủ cứng và phủ mềm. Trong đó, lớp phủ cứng sẽ nằm ở bên ngoài, trong khi lớp phủ mềm sẽ nằm ở giữa những lớp kính. Loại cửa này có giá vào khoảng 60-110 USD, mức giá này cao hơn nhiều so với loại kính chịu gió bão. Bù lại, nó có khả năng giảm được lượng nhiệt xuyên qua lớp kính đến một nửa, theo đó bạn có thể tiết kiệm được chi phí sưởi ấm 10-20%.
(Báo Xây dựng Online)