Tin dự án

Lượng thép nhập khẩu từ Nga sẽ tăng mạnh

05/04/2017 - 10:18

Bộ Công thương vừa công bố báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016. Theo đó, lượng thép nhập khẩu từ thị trường Nga trong thời gian tới được dự báo sẽ tăng mạnh nhờ được hưởng ưu đãi thuế từ Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU).

thép nhập khẩu từ Nga sẽ tăng mạnh
Thời gian tới, Nga sẽ là thị trường nhập khẩu chiến lược của ngành thép Việt Nam.
Ảnh minh họa

Theo báo cáo này, trong năm 2016, lượng thép nhập khẩu từ Nga đã tăng 14,96% so với năm trước đó, đạt 514,5 nghìn tấn. Lộ trình giảm thuế đối với mảng sắt thép trong cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EAEU) như sau:

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực sẽ lập tức xóa bỏ thuế nhập khẩu với nguyên liệu thô, ống thép hàn, thép cán nóng, vốn là những mặt hàng không sản xuất nhiều ở các nước. Các sản phẩm như phôi vuông, phôi thép, thép xây dựng sẽ cắt giảm thuế có lộ trình 10 năm; trong khi đó, các sản phẩm thép cán nguội và thép mạ có lộ trình 7 năm.

Tổng lượng thép nhập khẩu của Việt Nam đạt 18,37 triệu tấn trong năm ngoái, so với năm 2015 tăng 18,4%. Nhập khẩu phôi thép đạt 1,08 triệu tấn, so với năm trước giảm 41,5%. Nhập khẩu thép phế liệu đạt 3,72 triệu tấn, tăng 18,8%. Bộ Công thương cho biết, nhập khẩu thép của Việt Nam tăng mạnh, tập trung chủ yếu vào 6 tháng đầu năm 2016, nhất là từ thị trường Trung Quốc. Giá thép nhập khẩu ở mức 436,5 USD/tấn, so với năm 2015 giảm 9,4%. Dự kiến giá thép nhập sẽ tăng trong thời gian tới do giá thế giới tăng mạnh.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công thương, sản lượng xuất khẩu thép năm 2016 đạt 3,48 tấn, trị giá 2,03 tỷ USD. Tính trung bình cả năm ngoái, giá thép xuất khẩu của Việt Nam đạt trung bình 580 USD/tấn, so với năm trước đã giảm 12%.

Báo cáo chỉ rõ, triển vọng cho xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2017 là khả quan. Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm 2017 có thể giảm do nhu cầu nội địa đang tăng mạnh để phục vụ các dự án xây dựng cầu đường, thủy điện và giao thông. Vậy nhưng, xuất khẩu thép vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép giá rẻ từ một số quốc gia, nhất là từ Trung Quốc. Hiện tại, ngành thép trong nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu và đang bị áp thuế chống bán phá giá từ nhiều quốc gia như Canada, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

(Báo Xây dựng Online)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm