Thông tin thị trường

BĐS Châu Á: Giá đất ở các KĐT phát triển tăng chậm lại

21/08/2015 - 04:09

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tại Châu Á, giá bất động sản (BĐS) ở các khu đô thị (KĐT) phát đã tăng chậm lại, mức tăng trưởng chỉ còn 1,1% , con số này giảm 3% trong những thánh đầu năm nay.

BĐS Châu Á
Trong những tháng đầu năm 2015, giá đất tại các KĐT phát triển ở Châu Á
tăng chậm lại

Trong đó, BĐS tại Phnom Penh ghi nhận mức tăng mạnh nhất về văn phòng lẫn giá đất, theo chỉ số về giá đất ở các KĐT phát triển trong khu vực Châu Á của Công ty BĐS Knight Frank.

Báo cáo cho biết, giá đất khu dân cư và thương mại tăng lần lượt là 14,1% và 9,7%. Đáng chú ý là, tại các khu dân cư, đầu tư nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh, tuy nhiên trong quý II vừa qua, mức tăng trưởng có phần chậm lại so với trước đó. 

Cụ thể, tại Trung Quốc, doanh số kinh doanh BĐS đã giảm mạnh 54,8% so với cùng kỳ năm 2014 do chính quyền địa phương đã giảm nguồn cung trên cả nước và duy trì mức giá tích cực bởi đây là nguồn thu chính.

Theo lý giải trong báo cáo trên, hiện tại, việc tăng giá gấp đôi cùng doanh số bán hàng yếu kém là những vấn đề mà các nhà phát triển ở Trung Quốc phải đối mặt. Đặc biệt, khả năng huy động vốn sẽ tiếp tục bị hạn chế bởi sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vừa qua. Trong điều kiện đó, tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh giá tăng vừa phải, còn tại Quảng Châu mức giá tăng chậm hơn.  

Khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thiết lập vào cuối năm 2015, nhu cầu về đất được dự báo sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, theo báo cáo, kết quả của dòng lưu chuyển hàng hóa, lao động có tay nghề cao và dịch vụ tự do đã tạo điều kiện thúc đẩy sự dịch chuyển của các ngành công nghiệp, từ đó hình thành những nhu cầu mới cả về dân cư và không gian thương mại.

Trong những tháng đầu năm nay, thị trường nhà đất văn phòng ở Bangkok đình trệ. Nguyên nhân là, hiện các nhà phát triển đã chuyển sự đầu tư của họ vào thị trường căn hộ cao cấp, phân khúc được đánh giá sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Vậy nhưng giá đất ở vẫn tăng, tuy chậm, song bền vững.

Trong khi đó, BĐS tại Jakarta đã suy giảm. Niềm tin tiêu dùng của người dân lẫn doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của kinh tế vĩ mô.

Thị trường nhà ở cao cấp ở Kuala Lumpur và Singapore tiếp tục giảm do Sự kết hợp của các chính sách vĩ mô quan trọng đang được áp dụng, cùng những biện pháp hạ nhiệt và nguồn cung mạnh đã khiến phân khúc nhà ở cao cấp tại Singapore và Kuala Lumpur  chưa dứt mạch giảm. Hiện nay, Malaysia đang thực hiện chính sách thuế dịch vụ và hàng hóa.

Thị trường BĐS thương mại tại Tokyo không còn giữ được sự cân bằng của cung-cầu. Còn tại Ấn Độ, chi phí xây dựng tăng và hàng tồn kho không bán được đã gây áp lực lên thị trường nhà ở Mumbai và Delhi, dẫn đến sự suy giảm trong chỉ số nhà ở.

(Báo Xây dựng Online)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm