Tư vấn luật

Thủ tục và lợi nhuận khi chuyển nhượng hợp đồng góp vốn

14/08/2015 - 11:27

Hỏi: Tôi có góp vốn mua căn hộ từ chủ đầu tư dự án với mức giá 18 triệu đồng/m2 và đã góp được 30%. Hiện mới chỉ có hợp đồng góp vốn chứ chưa có hợp đồng mua bán. Nhưng có người đang muốn tôi nhượng lại hợp đồng này với mức giá 20 triệu đồng/m2.

Nếu tôi muốn sang nhượng cho người khác thì thủ tục như thế nào và có cần phải thông qua chủ đầu tư hay không? Tôi được những khoản chênh lệch nào và phải mất những phí gì? Đồng thời, người được sang nhượng tiếp tục thanh toán với chủ tư ra sao? 
Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin trân thành cảm ơn!
duypham08@...

chuyển nhượng hợp đồng góp vốn
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư. Ảnh minh họa

Trả lời:
Theo Điều 123, Luật Nhà Ở 2014 thì giao dịch mua bán nhà ở và chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có những quy định sau:

Thứ nhât, việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai, nếu bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; còn bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

Còn về trình tự, nội dung, thủ tục chuyển nhượng và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; cụ thể, bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

Điều 125 mua bán nhà ở trả chậm hoặc trả dần quy định:

Thứ nhât, việc mua bán nhà ở trả chậm hoặc trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó trong thời gian trả chậm hoặc trả dần, ngoại trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Thứ hai, bên mua nhà ở trả chậm hoặc trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch  tặng cho, đổi, mua bán, thế chấp hoặc góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, không tính trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong Luật Nhà ở 2014 quy định, bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; còn bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

Về trình tự, nội dung, thủ tục chuyển nhượng và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; theo đó, bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí. 
Căn cứ vào những điều trên, nếu chuyển nhượng hợp đồng thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở và phải được sự đồng ý của chủ đầu tư, đồng thời bên chuyển nhượng phải nộp thuế và lệ phí theo quy định.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo 
Công ty luật TNHH Đức An

(CafeLand)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm