Tư vấn luật

Làm sao để bán được nhà chung dầm, chung vách?

18/09/2019 - 05:00

Hỏi: Bố mẹ tôi có xây nhà 2 tầng liền kề nhau thành 4 dầm ngang vào năm 1970 và chia cho 3 người con trai 3 gian liền kề chung vách, chung dầm. Tôi được hưởng một phần trong đó và đã làm sổ đổ cho gian nhà của mình.

Nay tôi muốn bán căn nhà này để chuyển đến nơi ở khác nhưng lại chung dầm chung vách với nhà của người em. Vậy tôi muốn hỏi làm sao để cắt dầm thành nhà riêng để bán?

tringo01595@...

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Căn cứ theo nội dung quy định trên, vì là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất và tài sản gắn liền trên đất nên bạn hoàn toàn có quyền định đoạt khối tài sản đó.

 nhà chung dầm, chung vách
Làm sao để bán được nhà chung dầm, chung vách?

Còn theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng: “Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”.

Ngoài ra, các quy định của Luật dân sự cũng có đề cập đến các nguyên tắc khi xây dựng các công trình với bất động sản liền kề trong việc đảm bảo an toàn và khoảng cách xây dựng phù hợp với các bất động sản liền kề xung quanh.

Theo đó, trong trường hợp muốn cắt dầm, bạn nên xin phép xây dựng mới hoặc xin phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình phù hợp với điều kiện cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ theo quy định của Điều 93 luật Xây dựng 2014. Cụ thể:

"1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn."

(cafeland)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm