Tư vấn luật

Ai được nhận thay sổ đỏ khi ông qua đời đột ngột?

19/06/2018 - 02:41

Hỏi: Ông tôi mất đột ngột nên chưa kịp lấy sổ đỏ, cũng không để lại di chúc gì cả. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, ai sẽ được thay ông để lấy sổ đỏ và trình tự thủ tục như thế nào?

Vạn Bảo

Trả lời:

nhận thay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện chưa có quy định cụ thể về người có quyền nhận thay
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi một người
qua đời đột ngột.

Song, gia đình bạn có thể cử người đại để tiếp tục hoàn thành các thủ tục pháp lý (nếu có) và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo như quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Theo đó, người đại diện cần phải có văn bản đề nghị về việc nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nội dung đơn trình bày lý do nhận thay) cùng các loại giấy tờ như sau:

- Giấy chứng tử của ông bạn;

- Chứng minh nhân dân của người được cử đi (bản sao có chứng thực);

- Giấy hẹn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Biên bản họp gia đình gồm những người ở hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) về việc cử người đại diện nhận thay có công chứng hoặc chứng thực.


Việc người có quyền nhận thay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi một người đột ngột qua đời hiện chưa được pháp luật quy định cụ thể.

Người đại diện có thể đến cơ quan tài nguyên môi trường, nơi quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được hướng dẫn trong trường hợp gặp vướng mắc khi thực hiện các thủ tục.

Vì ông bạn không để lại di chúc nên khi đã nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình có thể tiến hành phân chia di sản thừa kế như sau:

Những người ở hàng thừa kế thứ nhất và người thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 (nếu có) sẽ đến cơ quan công chứng nơi có bất động sản để làm thủ tục khai nhận thừa kế.

Trường hợp không phát sinh tranh chấp, các bên sẽ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế (có công chứng). Và di sản thừa kế sẽ được chia theo nội dung thỏa thuận của các đồng thừa kế sau khi Văn bản thỏa thuận có hiệu lực.

Nếu nội dung phân chia di sản không đạt được sự đồng thuận từ phía các đồng thừa kế thì một trong các đồng thừa kế hoàn toàn có thể ra tòa án khởi kiện để được giải quyết thỏa đáng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, phần di sản mà những người thừa kế cùng hàng được hưởng là bằng nhau. Còn theo Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế có thể yêu cầu phân chia tài sản bằng hiện vật hoặc thỏa thuận về việc định giá hiện vật và người nhận hiện vật; trường hợp không thỏa thuận được, có thể mang hiện vật ra bán để phân chia.

(Vnexpress)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm