Trái ngược với quan ngại về tình trạng bất ổn mà cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp có thể gây ra cho kinh tế Châu Âu, giới chuyên môn lại cho rằng, Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung (Eurozone) là dấu hiệu tốt cho bất động sản (BĐS) Châu Âu.
Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược đầu tư của Công ty địa ốc Cushman & Wakefield Ông David Hutchings cho biết, hiện các nhà đầu tư đang bơm ngày càng nhiều vào nền kinh tế, ngay cả với lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro như BĐS để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Do nguồn vốn chảy vào BĐS ngày một lớn dẫn tới thực trạng tăng trưởng nóng tại một số thị trường ở Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia.
Cùng với những nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh của nền kinh tế, giới đầu tư BĐS cũng kỳ vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khả năng tăng trưởng giá thuê BĐS trong dài hạn.
Châu Âu quan ngại hiệu ứng domino sau khu Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng
tiền chung (Eurozone) (Ảnh minh họa)
Trước thực trạng trên, nhiều người tỏ ra lo ngại về nguy cơ "bong bóng" BĐS sẽ quay trở lại.
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã góp phần “ghìm cương” thị trường BĐS.
Hiện tại, các đầu tư BĐS Châu Âu chuyển dần sang trạng thái quan sát và chờ đợi những diễn biến mới trước khi quyết định có đầu tư tiếp hay không.
Giám đốc nghiên cứu thị trường Châu Âu của CBRE, ông Neil Blake nhận định, trong mùa hè năm nay, lượng giao dịch BĐS mới sẽ sụt giảm bởi các nhà đầu tư đang trong giai đoạn cẩn trọng trước khi ra quyết định mới.
Tuy nhiên, khoảng lặng này là cần thiết cho sự phát triển trong dài hạn của thị trường BĐS Châu Âu cũng như hạn chế nguy cơ "bong bóng" BĐS do tăng trưởng quá nóng.
BĐS châu Âu sẽ có cơ hội phát triển theo hướng bền vững hơn nếu vượt qua được cửa ải này.
(Nhịp sống thời đại)