"Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang
Bất thường khi Hoàng Anh Gia Lai vừa chạy vừa "la làng"
* Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia
Lai (HAGL) đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường bất động
sản (BĐS) Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động
thái này của HAGL?
TS. Alan Phan: - Vấn đề này tôi không có nhận xét gì cả. Vì người làm ăn thì chỗ nào lỗ họ chạy thôi.
Vấn đề chính, khi kinh doanh thì phải có một sự bén nhạy để "gõ" thị
trường. HAGL bỏ chạy khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư sang Miến
Điện, đó cũng là điều bình thường trong vấn đề kinh doanh.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trước kia HAGL đã kêu gào FDI vào Việt
Nam để đầu tư mà hiện nay các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như HAGL
lại "xách tiền" sang Myanmar, Campuchia thì sẽ nảy sinh một câu hỏi:
trong khi các doanh nghiệp trong nước chạy hết rồi thì tại sao FDI lại
phải đem tiền chạy vào? Đây cũng là một vấn đề và có nhiều uẩn khúc ở
trong.
Nhất là một doanh nghiệp đã từng làm BĐS cả mấy chục năm nay và có thể
nói là đã phất lên nhờ BĐS thì bây giờ có ai dám nhảy vào không? Khi mà
HAGL đã có đầy đủ mối quan hệ, kinh nghiệm, tất cả mọi thứ, ngay cả tiền
họ cũng kiếm được rất nhiều tiền cash.
Vấn đề kinh doanh thì tuỳ mỗi doanh nghiệp, không có gì để nói. Nhưng
khi một doanh nghiệp BĐS lớn nhất, danh tiếng nhất ở Việt Nam mà bỏ chạy
thì đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các
nhà đầu tư trong nước. Nếu như họ không có những lợi thế như HAGL thì
làm sao họ có thể chống cự với tình hình sắp tới?
Đây chính là những dấu hiệu cho một chu kỳ mới.
* Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã
nhận định: HAGL hay nhiều doanh nghiệp BĐS khác muốn tháo chạy cũng
không phải dễ. Bởi họ sẽ bán cho ai? Ai là người mua? Và sẽ mua với giá
nào? Xin ông cho biết ý kiến của ông về nhận định này.
TS. Alan Phan: - Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và
thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều
tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như
vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà
chuồn.
Còn bây giờ, trong một cái rạp hát, ông muốn chuồn mà ông lại la làng
lên rồi ông chạy thì có thể gây ra một sự hoang mang lớn cho thị trường
và cho đám đông ở xung quanh. Đây chỉ là một nhận xét của tôi thôi, chứ
như tôi đã nói, tôi không có những thông tin chi tiết về HAGL để mà bàn
sâu về vấn đề này.
BĐS Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm. |
BĐS lằng nhằng đợi chết là vô cùng nguy hiểm
* Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã thất bại và thị
trường BĐS Việt Nam đang đổ vỡ. Theo đánh giá của ông, liệu thời điểm
hiện nay đã có thể khẳng định: BĐS Việt Nam hoàn toàn đổ vỡ chưa?
TS. Alan Phan: "Hoàn toàn" là một cụm từ chỉ mang tính tương đối, không
thể nào giống một cuốn phim mà kết thúc có chữ "the end" được.
Nó là một kết cuộc có thể kéo dài, nó vẫn lằng nhằng đợi chết. Đây là
một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ "the end" rồi thì mọi người biết mà
đi về, kiếm phim khác coi.
Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn
kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.
* Theo đánh giá của ông, sự "lằng nhằng" đợi chết này sẽ kéo dài thêm bao nhiêu lâu?
TS. Alan Phan: Thời gian bao lâu thì còn tuỳ thuộc rất nhiều vào chính
sách. Đến lúc này thì hình như chính sách vẫn chưa muốn cho BĐS chết.
Ông đạo diễn mà vẫn cứ nói rằng: ok, mày cứ nằm thế đi, mày cứ rên đi, khoan hãy chết... thì BĐS vẫn chưa thể chết được.
Nên tôi thực tình không biết trong ý đồ của ông đạo diễn là có muốn cho
chết hay không. Và đó là yếu tố chính để xác định thời gian BĐS chết.
* Với tình hình như hiện này, theo ông, người dân có nên bỏ tiền mua nhà vào lúc này không?
TS. Alan Phan: - Trong bất cứ một biến động nào, nếu người dân thấy đây
là một cái giá có thể trả được và là một cái giá tốt thì cứ việc bỏ tiền
mua, nếu dư tiền.
Nhưng nếu phải đi vay tiền thì dù là cái nhà tốt đến đâu cũng phải đợi.
Vì thời điểm này là lúc không nên vay tiền mua nhà hay cố gắng gồng lên.
Tôi vẫn nghĩ là BĐS Việt Nam vẫn chưa tới đáy.
Xin chân thành cảm ơn ông!
(Nguồn sưu tầm)