Thông tin thị trường

Nghi hoặc về cơ chế tín dụng của ngành xây dựng

29/08/2014 - 05:10

Còn nhớ cách đây hơn một năm, thị trường tăng trưởng nóng, tín dụng cho bất động sản (BĐS) đột ngột bị thắt chặt khiến cho không ít các doanh nghiệp nhà đất rơi vào tình trạng lao đao, sống dở chết dở.

Hiện nay không chỉ quy định hạn chế tín dụng này được bãi bỏ, mà các ngân hàng còn đua nhau đưa ra rất nhiều chương trình, gói hỗ trợ tín dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng phát triển, mua bán sản phẩm BĐS.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều chuyên gia còn nghi hoặc về việc xử lý những dòng tiền này. Trong đó kể đến là gói tín dụng 30.000 tỷ đồng và gói 50.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group: Gói tín dụng 30.000 tỷ, trước hết phải khẳng định rằng việc Chính phủ đưa ra gói tín dụng này là chính sách rất quan trọng đã tạo cú hích và niềm tin cho thị trường. Và sau gói này, lại có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng chứng tỏ các ngân hàng hiện nay đang thừa vốn và trong thực tế có nhiều ngân hàng còn thỏa thuận để cho vay với lãi suất thấp. Nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao giữa ngân hàng và người mua nhà chưa gặp nhau?

Theo ông Hưng, lý do bởi, xét hành vi của người mua nhà, nếu người có thu nhập thấp đi mua nhà mà vẫn phải kèm theo các điều kiện mua nhà như thế chấp hoặc phải chứng minh thu nhập thì rất khó.

Do vậy, nên chăng để các doanh nghiệp được vay vốn lãi suất thấp, trên cơ sở nguồn vốn giá thấp đó doanh nghiệp sẽ tính vào giá thành và bán cho người tiêu dùng trả góp không lãi suất. Doanh nghiệp bất động sản sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với ngân hàng về điều này. Có như vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn và tâm lý an tâm thoải mái cho người mua nhà.

Đối với nhà ở thương mại có diện tích nhỏ và giá thấp nên thông thoáng hơn trong các thủ tục hành chính khi mua nhà như việc xác minh về hộ khẩu, chứng minh thu nhập.

Thêm vào đó những đơn vị có chức năng kinh doanh bất động sản tham gia dự án theo hình thức hợp tác kinh doanh hoặc hợp tác đầu tư cũng nên được đưa vào nhóm đối tượng hưởng gói 30.000 tỷ đồng.


Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh hiện nợ đọng BĐS hiện còn khá lớn lên đến hơn 90.000 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ chúng ta không kiểm soát được dòng vốn.

Đây là điều không thành công về cơ chế tín dụng của ngành xây dựng, vì thế dẫn đến nợ xấu hiện nay mà chúng ta đang phải đương đầu.

Để xử lý những vấn đề này, với giải pháp cấu trúc, mô hình liên kết các nhà là một trong nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy thị trường phát triển. Tuy nhiên doanh nghiệp được vay bao nhiêu, lãi suất thế nào hoàn toàn phụ thuộc thỏa thuận với ngân hàng.

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang tiếp tục tiến hành rà soát tình hình tài chính của thị trường BĐS, với mục tiêu quan trọng và cần thiết là để tín dụng chảy vào lĩnh vực này. Và thực tế BĐS vẫn có nhiều cơ sở để chờ đợi bởi ngân hàng đã đang thu được vốn nhiều nhưng chưa thể giải ngân và luân chuyển, tái tạo dòng vốn.

Như vậy, có thể nói rằng, từ việc thắt chặt đến nới lại tín dụng cho lĩnh vực BĐS, thị trường cũng thay đổi theo từng thới điểm nới thắt đó, càng cho thấy tầm quan trọng, tác động thúc đẩy của tín dụng đối với thị trường BĐS. Đặc biệt với tình hình hiện nay, tín dụng có lẽ sẽ là kênh hiệu quả giúp BĐS chuyển động với đủ tầm và lực.
 Theo Người đồng hành

 

(Nguồn sưu tầm)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm