Thông tin thị trường

Giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng: Chờ nỗ lực của địa phương

29/08/2014 - 05:10

. Một khi địa phương chưa vào cuộc. mạnh mẽ, những mong muốn được giải ngân của ngành Ngân hàng, cũng như. chủ trương đẩy mạnh xây nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp của Bộ. Xây dựng, vẫn phải… đợi..





Sau 3 tháng triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP, số liệu mới nhất từ NHNN cho thấy, đến 31/8/2013, tổng số tiền các ngân hàng đã cam kết cho 331 khách hàng cá nhân vay là 105,32 tỷ đồng; đã giải ngân cho 305 khách hàng số tiền 69,4 tỷ đồng. Với đối tượng khách hàng DN, NHNN cho biết, BIDV được ký hợp đồng tín dụng với 2 khách hàng với số tiền là 658 tỷ đồng và đã giải ngân cho một khách hàng với số tiền là 34,3 tỷ đồng; Agribank được ký hợp đồng tín dụng với một khách hàng với số tiền 50 tỷ đồng và đã giải ngân cho khách hàng số tiền 10,16 tỷ đồng.

Tìm hiểu nguyên nhân về tốc độ giải ngân dường như có vẻ chậm khi mới chỉ có 2 dự án và 305 khách hàng, mới vỡ lẽ xuất phát từ nguồn cung hạn chế, khi các dự án hầu hết đang trong quá trình chuyển đổi hoặc đang còn trên giấy. Các khoản giải ngân cho khách hàng cá nhân và DN đều là những dự án đã khởi công từ trước như Đặng Xá 1 và Chung cư Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Tuy nhiên, theo các chủ đầu tư dự án này, hiện còn rất nhiều hồ sơ đăng ký mua nhà, nhưng các căn hộ dự án đã được bán hết.

Kể từ khi Thông tư hướng dẫn số 02 của Bộ Xây dựng về việc chuyển đổi nhà ở sang nhà ở xã hội Bộ Xây dựng đã giới thiệu được 59 dự án sang ngân hàng. Nhưng trong buổi trả lời trực tuyến mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thừa nhận: “Vấn đề mấu chốt là phải tập trung tăng nguồn cung. Hiện nay, nguồn cung còn đang ít và các trình tự thủ tục để khởi công dự án nhà ở xã hội còn đang có trở ngại”.

Con đường giải ngân không “hanh thông”, khi các dự án nhà ở xã hội phần nhiều mới chỉ được chấp thuận chủ trương và đang thực hiện các thủ tục đầu tư… Theo một đại diện DN, việc thực hiện các thủ tục đầu tư dự án không đơn giản tính bằng vài ngày hay một tháng mà có khi phải tính bằng quý. Bởi đằng sau đó là hàng loạt vấn đề phải làm như lập phương án đền bù, trình thẩm định... Điều này cũng có nghĩa nếu dự án chưa hoàn tất thủ tục, dù DN và ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác, việc giải ngân không thể theo mong muốn.

Ở một góc độ khác, một số lượng lớn những dự án đã có quyết định chấp thuận đầu tư, có đất sạch, nhưng vẫn chưa được khởi công như: Chung cư TTHC Ngũ Hành Sơn, Chung cư Trần Thị Lý 1 và 2 của Đà Nẵng; Dự án Khu nhà hỗn hợp cao tầng đô thị Sông Đà tại 143 đường Trần Phú, Hà Nội của CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà…

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, ngân hàng chỉ có thể làm hợp đồng tín dụng và giải ngân cho khách hàng cá nhân khi công trình đã hoàn thành xây dựng phần móng. Đây cũng chính là lý do nhiều khách hàng đã đến ngân hàng làm thủ tục vay nhưng các cam kết lại chưa thể thực hiện. Nguồn tiền dành cho chương trình hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP vì vậy vẫn ngưng đọng…

Mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã có chủ kiến phối hợp với ngân hàng để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho DN. Nhưng, “Bộ Xây dựng là cơ quan đưa ra các chính sách chứ không phải trực tiếp thẩm tra, thẩm định cấp phép. Cái này thuộc về các địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay. Và khi địa phương chưa vào cuộc mạnh mẽ, những mong muốn được giải ngân của ngành Ngân hàng, cũng như chủ trương đẩy mạnh xây nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp của Bộ Xây dựng, vẫn phải… đợi.

 Theo Thời báo Ngân hàng

 

(Nguồn sưu tầm)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm