Báo cáo mới đây của CBRE cho biết, Trung Quốc đứng đầu các thị trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và đứng thứ thứ 4 trên thế giới về mức độ thu hút các nhà bán lẻ (chiếm 27%), theo sau là Hong Kong (24%), Nhật Bản (22%), Singapore (31%), trong khi khu vực Châu Âu đứng đầu trong danh sách này.
Kết quả trên được công bố trong bối cảnh thị trường bán lẻ tại Trung Quốc và Hong Kong đang kém thu hút nhà đầu tư thế giới bởi sức tiêu thụ giảm. Có tới 22% nhà đầu tư được khảo sát cho biết sẽ đầu tư vào Nhật Bản trong năm 2016 (tăng 6% so với năm ngoái), xuất phát từ những nguyên nhân như thị trường tiêu dùng Nhật Bản hoạt động khá mạnh mẽ trong năm nay và nguồn khách du lịch nội địa cũng tăng cường chi tiêu hơn, đồng thời đồng Yên Nhật yếu đi cũng thu hút các thương hiệu bán lẻ nước ngoài đến từ châu Âu và Mỹ.
Trung Quốc đứng đầu các thị trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và đứng
thứ thứ 4 trên thế giới về mức độ thu hút các nhà bán lẻ.
Trong năm 2016, khu vực Đông Nam Á đang tăng cường mức độ thu hút nhà đầu tư. Giới đầu tư chú ý đến Malaysia (10,5%), Indonesia (9,2%), Thái Lan (8,5%), Việt Nam (8,5%) và Philippin (7,8%), tỷ lệ này gấp đôi so với năm 2015 (hầu hết các thị trường chỉ đạt mức độ tăng trưởng từ 1-3% trong năm 2015).
Tuy thị trường có những tín hiệu khả quan nhưng nhà bán lẻ vẫn tiếp tục tỏa ra thận trọng về triển vọng của thị trường bán lẻ trong năm nay. Về các rủi ro có thể tác động đến quyết định của nhà đầu tư trong năm 2016 gồm việc thị trường địa ốc sẽ leo thang, triển vọng nền kinh tế không rõ ràng, tương tự như cuộc khảo sát được thực hiện vào năm ngoái.
Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của CBRE khu vực châu Á Thái Bình Dương, GS. Henry Chin cho hay: “Chi phí để mở công ty hoạt động ở mức cao, nhất là việc thuê văn phòng và chi phí lao động ở châu Á sẽ khiến nhà đầu tư khá thận trọng. Các nhà đầu tư bán lẻ sẽ chú ý đến việc nâng cao lợi nhuận và tập trung vào những khu vực có tỷ lệ đầu tư sinh lời cao".
Cũng theo kết quả khảo sát, sự phát triển của thương mại điện tử không ảnh hưởng đến kế hoạch của các thương hiệu muốn phát triển các điểm bán hàng trực tiếp. Có tới 83% các thương hiệu được khảo sát cho biết chiến lược mở rộng hệ thống cửa hàng của họ trong năm 2016 vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có 22% các thương hiệu cho biết sự phát triển của thương mại điện tử thực sự đang đe dọa đến hệ thống cửa hàng trực tiếp của họ.
Giám đốc cấp cao và Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường bán lẻ của CBRE tại khu vực Châu Á, ông Joel Stephen đánh giá: “Tuy triển vọng kinh tế không mấy rõ ràng, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhà bán lẻ vẫn tin tưởng rằng, hệ thống bán hàng trực tiếp vẫn đóng một vai trò quan trọng. Khách mua sắm vẫn muốn vào các cửa hiệu để tận mắt nhìn thấy và tự tay cảm nhận sản phẩm. Thế nhưng, thách thức đặt ra cho các nhà bán lẻ là phải làm sao để xây dựng chiến lược khiến người mua gắn bó với thương hiệu để họ dành thời gian lâu hơn tại các cửa hàng và chi tiêu nhiều hơn”.
(Cafeland)