. Kể từ khi Quốc hội cho phép người. nước ngoài và Việt kiều mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đến nay mới. chỉ có gần 500 trường hợp mua được nhà. Con số còn quá ít ỏi, chỉ bằng. 0,5% đối tượng thuộc diện này đang sống và làm việc tại Việt Nam..
Chị Baek Dong Myoung là người Hàn Quốc đã sinh sống tại TP.HCM được 6
năm. Dù muốn gắn bó lâu dài và muốn mua nhà ổn đinh tại Việt Nam nhưng
chị còn e ngại vì thủ tục rườm rà. Đó là chưa kể nếu có được đứng tên
nhà thì cũng không được thế chấp, không được sở hữu như người Việt.
Chị Myoung cho biết: “Tôi chỉ được phép thuê dài hạn 50 năm. Tôi ở
khoảng 10 năm, đến khi muốn chuyển nhượng lại để mua một căn hộ khác thì
cũng rất khó vì tâm lý của người Việt Nam là mua nhà là mua hẳn luôn,
nhà chỉ còn thời hạn sở hữu 40 năm thì sẽ không ai mua”.
Ảnh minh họa |
Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị, chính sách bán nhà cho
Việt kiều và người nước ngoài không nên giới hạn thời gian sở hữu mà chỉ
nên giới hạn đối tượng sản phẩm nhà mà họ được sở hữu.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói: “Chúng tôi
đề xuất, người nước ngoài ở Việt Nam chỉ được mua căn hộ cao cấp, căn
hộ hạng sang. Vì nếu chỉ mua hạng sang, hạng cao cấp thì người nước
ngoài sẽ không cạnh tranh trực tiếp với lao động trong nước”.
Riêng đối với Việt kiều, đại diện Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM đề nghị
tháo bỏ hẳn các "hàng rào" hiện nay để cho phép họ được cho thuê, sang
nhượng và thế chấp đi vay với nhà đã sở hữu và quan trọng hơn là giảm
thiểu những vướng mắc về thủ tục hành chính.
Ông Châu cho biết: “Chẳng hạn chúng ta đòi hỏi giấy khai sinh thì rất
nhiều người ở thế hệ trước đây không có khai sinh, nếu đòi hỏi như thế
sẽ rất khó cho Việt kiều. Chúng tôi đề nghị cần có sự phối hợp giữa Bộ
Công an và Bộ Ngoại giao và trong sự phối hợp này có sự chứng nhận nguồn
gốc Việt kiều một cách đơn giản, thuận lợi hơn”.
Theo đại diện Công ty Phát triển nhà Deawon Thủ Đức, nhu cầu người nước
ngoài mua nhà tại Việt Nam là khá nhiều, tuy nhiên những giới hạn về đối
tượng mua đang khiến Việt Nam mất lợi thế hơn một số nước lân cận như
Malaysia, Thái Lan.
Ông Howang Yu Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nhà Deawon
Thủ Đức cho biết: “Nếu cá nhân người nước ngoài không có kinh doanh gì ở
Việt Nam thì họ sẽ không được sở hữu nhà, họ chỉ có thể có hợp đồng
thuê dài hạn. Khác với Malaysia, Thái Lan, từ nhiều năm trước, các nước
này đã cho người nước ngoài có quyền sở hữu căn hộ, nhà. Nếu họ mua căn
hộ, nhà, họ sẽ được cấp thị thực để ở lại nước đấy. Ở Việt Nam, chúng ta
chưa có chính sách này, nên chúng ta ít cạnh tranh hơn”.
Một số chuyên gia nhận định mở thêm cho người nước ngoài mua nhà là hình
thức xuất khẩu tại chỗ, có thể giúp giải quyết hàng tồn kho ở thị
trường cao cấp.
Một nghiên cứu mới đây về chính sách sở hữu nhà của người nước ngoài ở
các nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc cho thấy, việc khuyến
khích người nước ngoài sở hữu bất động sản có thể hỗ trợ cho sự tăng
giá ổn định của thị trường bất động sản.
Theo VTV
(Nguồn sưu tầm)