Quản lý - Quy hoạch

Cho người nước ngoài mua nhà: Rộng cửa, khách có đông?

29/08/2014 - 05:10

. Những kiến nghị mới đây của Bộ. Xây dựng về việc cho người nước ngoài ở Việt Nam được cho là động thái. tích cực giúp giải quyết tồn kho bất động sản (BĐS), trong đó có các dự. án cao cấp..

Phải ở Việt Nam 3 tháng trở lên

Bộ Xây dựng mới đây khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ cần gỡ bỏ những quy định hạn chế mua nhà đối với người nước ngoài, tăng thời hạn thuê, nới lỏng điều kiện cho thuê/bán lại và mở rộng danh sách các loại hình bất động sản mà người nước ngoài được phép mua.

Theo đó, tất cả người nước ngoài có thị thực vào Việt Nam từ ba tháng trở lên sẽ được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, không giới hạn trong đối tượng nhà đầu tư hay cấp quản lý, lãnh đạo như trước đây.

Không chỉ dừng lại ở đối tượng cá nhân người nước ngoài, Bộ này còn đề nghị bổ sung thêm các quỹ đầu tư nước ngoài; các ngân hàng nước ngoài, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng được mua và sở hữu nhà ở tại đây.

Đối với thời hạn sở hữu, có hai phương án được đưa ra: phương án một cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời hạn 50 năm và được gia hạn tiếp thêm một lần 50 năm, hoặc phương án hai cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời gian không quá 70 năm và không được gia hạn thêm.



Bộ Xây dựng cũng kiến nghị sửa đổi theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ với diện tích khuôn viên đất mỗi một nhà ở không quá 500 m2. Về số lượng nhà ở, Bộ đang cân nhắc giữa hai phương án: sở hữu không hạn chế hoặc hạn chế tối đa hai căn. Chủ sở hữu có thể cho thuê lại nhà ở của họ nếu không có nhu cầu tiếp tục lưu trú tại đó.

Theo Bộ Xây dựng, trong số 126 trường hợp nước ngoài đã mua nhà ở Việt Nam, các cá nhân nước ngoài chiếm đến 80%, số còn lại là DN. Việc có ít DN nước ngoài mua nhà ở Việt Nam một phần do chi phí mua nhà ở còn quá cao.

Đón nguồn tiền lớn

Bà Dương Thùy Dung, Phòng nghiên cứu và phát triển của CBRE Vietnam, nhận định chính sách này nếu được thông qua sẽ đem lại cơ hội mới và hỗ trợ tình hình bất động sản đang trì trệ hiện nay.

Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, đây chưa phải là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề đã và đang tồn tại trong ngành. Mặc dù việc cho người nước ngoài mua nhà sẽ thu hút một lượng lớn nguồn tiền nước ngoài vào thị trường bất động sản, nhưng không thể trở thành nguồn vốn chính cho Việt Nam. "Cũng giống như các đối tượng mua nhà lần đầu, đã nghỉ hưu, chuyển chỗ ở tốt hơn, Việt kiều và các cặp vợ chồng mới cưới; người nước ngoài nên được xem là nhóm đối tượng mở rộng hợp lý của một thị trường đã phát triển, chứ không hẳn là một biện pháp chữa cháy", bà Dung nhận định.

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc sàn BĐS Info-Ocean Group cho rằng, cơ chế chính sách đã được nới lỏng rất nhiều về mặt đối tượng vì gần như tất cả các đối tượng, những người nước ngoài cũng như Việt kiều có nhu cầu đều được mua BĐS tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc hạn chế về số lượng, diện tích và thời gian sở hữu sẽ là những rào cản đối với các đối tượng trên. Đơn cử, thời gian sở hữu đối với người nước ngoài là 50 năm, gia hạn tiếp 50 năm hoặc 70 năm, không được gia hạn sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng về giá ở ngay trong một dự án. Một lô đất cạnh nhau, nếu bán vĩnh viễn cho người Việt và bán có thời hạn cho người nước ngoài thì chủ đầu tư chắc chắn vẫn chỉ bán một giá và có thể dẫn tới tính thanh khoản của BĐS bị giảm sút nếu người nước ngoài chuyển nhượng cho bên thứ 3 mà vẫn bị hạn chế về mặt thời gian sở hữu BĐS đó.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico, không có lý gì mà cứ khư khư cấm đoán việc này, cũng như từ việc cấm đến mở cho Việt kiều mua nhà đất, hay xa hơn là việc mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài, mang lại nhiều lợi ích hơn hẳn. Bất động sản là loại tài sản không di dời được và luôn chịu sự quản lý chặt chẽ về quy hoạch, mục đích sử dụng,... nên ai sở hữu không quan trọng, mà vấn đề là làm sao để phát huy được tốt nhất hiệu quả, lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế xã hội.

Nhận định những tác động tích cực tới thị trường BĐS, ông Đức cho biết, việc nới điều kiện mua nhà cho người nước ngoài chắc chắn là thúc đẩy thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không hy vọng một sự thay đổi đột biến trước mắt vì nhà đầu tư nước ngoài chỉ vào cuộc nếu họ thấy rõ lợi ích của việc mua bất động sản. Nếu như họ cho rằng giá bất động sản hiện quá cao và sắp tới còn tiếp tục giảm thì sẽ không có chuyện ồ ạt đổ tiền vào.

Còn ông Nam cho rằng, sẽ không có ngay một tác động mạnh mẽ gây "sốt" ở bất cứ một phân khúc nào của thị trường nếu chính sách được thông qua bởi lẽ số lượng tổ chức/cá nhân muốn gắn bó vĩnh viễn tại Việt Nam chưa lớn cộng với việc hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, tiện ích của các dự án chưa xứng tầm với mức giá phải bỏ ra.
 Theo Vef

 

(Nguồn sưu tầm)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm