Kinh nghiệm mua bán BĐS

Mua nhà tại Việt Nam: Tìm cơ quan nào để xác nhận gốc Việt?

12/09/2015 - 11:48

Để được cấp giấy chứng nhận gốc Việt khi mua nhà tại Việt Nam, các cơ quan như Bộ Ngoại Giao, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hay Sở Tư pháp nơi đương sự cư trú chính là nơi mà những người mua nhà là Việt kiều nên tìm đến.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều được mua và sở hữu nhà theo Luật Nhà ở 2014, HoREA đã kiến nghị cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội và Tp. HCM được phép cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam cho người Việt định cư ở nước ngoài.

Mặc dù vậy, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho hay, việc cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam cho người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hiện mang giấy tờ có giá trị khác như hộ chiếu (không có hộ chiếu Việt Nam) hoặc hộ chiếu nước ngoài hiện nay đã được thực hiện theo thông tư hướng dẫn cụ thể.

Việt kiều mua nhà tại Việt Nam
Việt kiều cần được xác nhận nguồn gốc Việt trước khi mua nhà tại Việt Nam

Để được tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận nguồn gốc là người Việt Nam, người mua nhà là Việt kiều phải tìm đến các cơ quan sau: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Sở Tư pháp nơi đương sự đang cư trú hoặc Bộ Ngoại giao.

Việc cấp giấy xác nhận người có gốc Việt Nam tại các tỉnh sẽ được xử lý bởi Sở Tư pháp. Bởi vậy, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã cho rằng, việc bổ sung thêm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp. HCM và Hà Nội vào danh sách những cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề xác nhận nguồn gốc Việt Nam cho Việt kiều là không cần thiết.

Đối với vấn đề về thời hạn cấp visa cho người nước ngoài đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam, có 20 loại thực thị khác nhau theo như Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, để cấp cho người ngoại quốc sao cho phù hợp với mục đích nhập cảnh của người đó. Theo đó, cấp thị thực không quá 5 năm cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cấp thị thực không quá 2 năm cho người lao động là người nước ngoài có giấy phép lao động; cấp thị thực tối đa 30 ngày cho những người nước ngoài khác (thị thực sứ quán) hoặc không quá 6 tháng - thị thực VR, không quá 3 tháng - thị thực hội nghị, du lịch và với các loại thị thực khác cũng sẽ không được quá 1 năm.

(CafeLand)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm