Mỗi thị trường đều có sức hút riêng của mình, tuy nhiên, dù quyết định đầu tư vào kênh nào thì các chuyên gia vẫn cho rằng, cần đưa ra những biện pháp phòng vệ hợp lý để kịp thời ứng phó với sự biến động của tỷ giá.
Có nhiều câu hỏi được đặt ra trước sự biến động của tỷ giá cũng như giá dầu, đó là: Có nên kỳ vọng vào việc nhà đầu tư ngoại sẽ mua BĐS hoặc đầu tư mạnh vào những doanh nghiệp kinh doanh địa ốc không? Nếu có tiền trong tay, muốn đầu tư dài hạn thì nên đầu tư vào chứng khoán, mua USD hay đổ tiền vào BĐS? Vào cuối năm, với áp lực về sự tăng của tỷ giá và thị trường địa ốc cũng ấm dần lên như vậy, nguồn tiết kiệm có thể dịch chuyển khỏi ngân hàng hay không?
Về những băn khoăn đó, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, ông Nguyễn Xuân Bình, nhận định: “Theo quan sát của tôi, từ đầu năm VNĐ mất giá 5,1% so với USD, 2,5% so với EUR và 5,4% so với JPY, nhưng lại tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực. Như vậy, có thể nói giá nhà Việt Nam đã rẻ hơn tương đối cho các nhà đầu tư từ Mỹ, EU hay Nhật Bản”.
Nên đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hay USD?
Dù vậy, ông Bình cho rằng, muốn "đo lường" được sự hấp dẫn dòng vốn nước ngoài của BĐS Việt Nam, cần phải đặt no trong bối cảnh tổng thế với mọi yếu tố khác của nền kinh tế vĩ mô.
Với sự ấm lên của thị trường địa ốc và dấu hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế trong thời gian trở lại đây, cá nhân ông nghĩ rằng, với giới đầu tư ngoại thì bất động sản sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn nhất.
Vậy thì, nếu trong tay nắm giữ 2 tỷ đồng và muốn đầu tư dài hạn thì mau bất động sản, USD hay đầu tư chứng khoán sẽ là sự lựa chọn hợp lý?
Chuyên gia cao cấp Công ty Chứng khoán MB, ông Hoàng Công Tuấn đã phân tích, trong một vài năm sắp tới, kênh đầu tư không có triển vọng sinh lời cao sẽ là USD. Nguyên nhân là vì so với VNĐ hiện nay, lãi suất huy động USD đang rất thấp, bên cạnh đó, nhiều khả năng đồng USD sẽ tăng giá chỉ khoảng 3-5% so với VNĐ trong vài năm tới.
Về kênh đầu tư BĐS, dù thị trường đã có sự phục hồi về mặt bằng giá cũng như thanh khoản, song, sự phục hồi đó không hẳn xảy ra ở mọi phân khúc. Sau quãng thời gian dài thị trường rơi vào trầm lắng, các chủ đầu tư đang ồ ạt tung những sản phẩm BĐS ra thị trường, khiến nguồn cung có sự tăng khá mạnh. Đây sẽ là nguyên nhân khiến triển vọng sinh lời cho những nhà đầu tư địa ốc giảm sút trong thời gian tới.
Đối với đầu tư chứng khoán, ông Tuấn vẫn có cái nhìn lạc quan với khả năng tăng trưởng dài hạn của thị trường. Bởi vì, hiện nay thị trường đang được sự cải thiện kinh tế vĩ mô hỗ trợ, bên cạnh đó, nhiều chính sách của Việt Nam cũng hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của thị trường, điển hình trong đó là nới room.
Ông Tuấn chỉ ra: “Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư chọn lựa kênh đầu tư chứng khoán nên tìm hiểu kỹ các doanh nghiệp mà mình bỏ vốn đầu tư, lựa chọn thời điểm hợp lý để tham gia thị trường và tránh tâm lý nôn nóng, dùng đòn bẩy với tỷ lệ quá cao khiến cho danh mục dễ bị tổn thương bởi các biến động ngắn hạn của thị trường. Nếu các nhà đầu tư thật sự tuân thủ các kỷ luật đầu tư, tôi cho rằng, kênh đầu tư chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong 1, 2 năm tới”.
Cuối năm nay, việc tỷ giá tiếp tục tăng sẽ gây ra áp lực và thị trường BĐS cũng đang ấm dần lên như vậy, nguồn tiết kiệm có thể dịch chuyển ra khỏi ngân hàng hay không?
Trả lời cho câu hỏi này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường ngoại hối ở Việt Nam sẽ có không dễ dàng để miễn nhiễm với những tác động về tỷ giá cũng như tài chính từ thị trường tài chính thế giới.
Ông Hiều nhìn nhận, thị trường địa ốc hiện nay đang có sự phục hồi tốt. Ngân hàng và người dân đang rót tiền vào các dự án BĐS. Mặc dù vậy, dòng tiền này có thể sẽ bị chậm lại nếu thị trường ngoại hối biến động mạnh bởi yếu tố đầu cơ trên thị trường ngoại hối.
Song, vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, chưa thể khẳng định bất cứ điều gì tại thời điểm này và chúng ta rất cần phải đề phòng với các diễn biến của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cần đưa ra các biện pháp phòng vệ hữu hiệu, bất kể là đang đầu tư vào thị trường nào, ngoại tệ, bất động sản hay cả tiền gửi ngân hàng.
(Infonet)