Người mua nhà thường nghĩ rằng chỉ cần xem xét thật kỹ bản chính sổ hồng trước khi đặt cọc tiền và đến Phòng Công chứng để ký hợp đồng mua bán nhà là xong. Tuy nhiên, mọi việc lại không hề đơn giản như vậy.
Trên thực tế đã có không ít trường hợp người mua nhà phải chịu thiệt hại lớn do mua nhà có sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) nhưng đã hết hạn.
|
Người mua nhà sẽ chịu thiệt hại lớn nếu gặp phải trường hợp sổ hồng thật nhưng đã hết hạn sử dụng. |
Điều này xảy ra khi chủ của ngôi nhà báo mất sổ hồng trong khi cuốn sổ vẫn còn nguyên vẹn, khi cơ quan có thẩm quyền cấp lại cho người đó một cuốn sổ mới thì cuốn sổ được báo mất sẽ không còn giá trị pháp lý. Cuốn sổ mới được chủ sở hữu mang đi cầm cố ngân hàng, còn cuốn sổ hồng cũ được dùng để bán ngôi nhà đó.
Vì là sổ hồng thật nên người mua nhà cầm cuốn sổ hồng cũ trên tay mà không hề có chút nghi ngại nào, liền xuống tiền đặt cọc tiền mua nhà. Tuy nhiên, cuốn sổ hồng cũ ấy không hề có giá trị về mặt pháp luật.
Trong trường hợp chủ cũ của ngôi nhà đó không thể trả được khoản nợ ngân hàng thì nhà băng sẽ siết ngay chính căn nhà đã cầm cố đó để trừ nợ. Và tất nhiên, người mua nhà với cuốn sổ hồng giả kia sẽ là người chịu thiệt hại nặng nề.
Do đó, để đảm bảo việc mua nhà không tiềm ẩn rủi ro, người mau nhà cần mượn bản photocopy sổ hồng, đến Sở Tài nguyên & Môi trường nhờ kiểm tra về giá trị sử dụng của sổ còn hay không. Sau khi kiểm tra cẩn thận xong rồi mới quyết định đặt cọc, ký hợp đồng mua bán nhà. Việc làm này sẽ giúp người mua tránh gặp phải lừa đảo, đảm bảo cho tài sản của mình.
(cafeland)