Người dân sống ở làng cổ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) gọi ngôi biệt thự ấy là “nhà Tây”. Sau gần 120 năm, nhà cổ này vẫn giữ được nét kiến trúc mang phong cách Pháp..
Theo ông Lê Hồng Đức, chủ nhân ngôi nhà này, qua rất nhiều sự kiện, qua lời kể của dân làng được ông xâu chuỗi lại thì “nhà Tây” là “bạn đồng niên” với cầu Long Biên và được xây dựng trên diện tích khoảng 500m2.
Vật liệu quan trọng để có thể xây dựng nên biệt thự hai tầng ấy là thép. Cụ Lý Bá, người kì công dựng ngôi nhà này phải cất công đặt hàng từ Pháp gửi về.
Sự kiện cụ Lý Bá ngày ấy xây dựng biệt thự hai tầng theo kiến trúc của Pháp đã gây "chấn động"
khắp vùng đồng bằng ven triền đê sông Hồng
Phải mất cả năm với sự kì công, cần mẫn của hàng trăm thợ mới hoàn thành được ngôi biệt thự nhiều
cửa sổ nổi bật giữa những ngôi nhà tranh, nhà gỗ thấp lè tè xung quanh.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng những nét hoa văn mang
phong cách Pháp vẫn còn nguyên giá trị
Họa tiết trang trí trong và ngoài nhà có chỗ chạm khắc nổi tạo điểm nhấn cá tính, có chỗ lại vẽ trực tiếp
bằng màu khiến ai một lần đặt chân tới đây cũng có cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng, thư thái
Những cánh cửa theo kiến trúc của Pháp
Ngay cả gạch lát nền nhà cũng còn nguyên giá trị
Ông Đức cho hay, ngày đó, có hai lan can sắt được chở qua đường biển về Việt Nam.
Một chiếc hiện đang tọa lạc tại ngôi biệt thự cổ này
Chiếc còn lại đang bị thất lạc. Ông Đức đã nhiều lần vào khu phố cổ, lần tìm ở những ngôi nhà cổ nhưng
vẫn chưa tìm được ra chiếc lan can thứ hai được mang từ Pháp về cùng chiếc lan can này
Biệt thự mang phong cách tây giữa làng cổ Bát Tràng còn đặc biệt ở chỗ mùa đông ấm, mùa hè lạnh
Ngay chính giữa phòng khách trong biệt thự kiểu Pháp ấy là cuốn thư được mạ bằng vàng ta
ghi 4 chứ "Lưu thủy hành vân" (Nước chảy mây trôi)
Trong phòng khách còn có cả bức sắc phong của dòng họ Lê
Nằm trong khuôn viên cùng với nhà tây là ngôi nhà 5 gian (3 gian, 2 chái)
mang 100% phong cách của đồng bằng Bắc Bộ
Người nước ngoài, đặc biệt người Pháp, Mỹ rất thích thú khi được chiêm ngưỡng biệt thự trăm năm tuổi này