Kiến thức - Mẹo hay

Sửa nhà và 9 sai lầm không nên mắc phải

04/12/2020 - 05:23

Để tiết kiệm chi phí khi có nhu cầu sửa sang lại nhà cửa, thay vì thuê đơn vị thiết kế - thi công chuyên nghiệp, nhiều người thường "tự thân vận động". Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa các thiết kế nội thất khác nhau với dân "nghiệp dư" không hề dễ dàng. Để tránh những phiền toái về sau, bạn cần cân nhắc kỹ lương trước khi bắt tay vào sửa sang, bài trí lại căn nhà của mình.

9 sai lầm thường gặp dưới đây theo Batdongsan.com.vn, đều là những xu hướng nội thất tưởng chừng như hiện đại, thời thượng nhưng trên thực tế sẽ có nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng.

1. Tường bếp với nhiều đường rãnh

Trong khu vực bếp, dầu mỡ và mảng vụn thức ăn thường dễ tích tục tại các đường rãnh
Trong khu vực bếp, dầu mỡ và mảng vụn thức ăn thường dễ tích tục tại các đường rãnh 

Thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn đối với vật liệu ốp tường bếp nên người mua có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích. Tuy nhiên, bạn đừng quên việc lau chùi sẽ trở nên khó khăn hơn nếu tường bếp được ốp bằng các tấm nhỏ, đặc biệt là khi có các đường rãnh.

2. Tủ bếp không tay nắm

Vẻ ngoài hiện đại, sang trọng của kiểu tủ bếp không tay nắm trong quá trình sử dụng lại gây cho các bà nội trợ sự bất tiện không hề nhỏ. Theo đó, chúng ta cần nhấn vào bề mặt cánh tủ thì mới có thể mở được tủ bếp. Về lâu dài, việc này sẽ khiến dấu tay lưu lại trên bề mặt tủ gây mất thẩm mỹ.

Thay vì mở bằng cách kéo ra - vào thông thường, hệ thống nhấn - mở này đòi hỏi người dùng bỏ ra nhiều thời gian hơn khá nhiều. Thêm vào đó, khi đang sơ chế thức ăn hoặc nấu nướng, bạn có thể vô tình ấn vào cửa bằng hông, đầu gối hoặc bất kỳ bộ phận khác của cơ thể. Và rõ ràng, giá bán của hệ thống tủ như vậy cũng không hề rẻ.

Dù trông rất bắt mắt nhưng trên thực tế, việc sử dụng tủ bếp không tay nắm không mấy thuận tiện
Dù trông rất bắt mắt nhưng trên thực tế, việc sử dụng tủ bếp không tay nắm không mấy thuận tiện

3. Dùng đèn chùm có thiết kế phức tạp cho khu vực bếp

Những chiếc đèn chùm có thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết như thế này không hề dễ vệ sinh
Những chiếc đèn chùm có thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết như thế này không hề dễ vệ sinh 

Kiểu đèn chùm lớn với chi tiết cầu kỳ vẫn được nhiều người lựa chọn để trang trí cho khu vực phòng bếp. Tuy nhiên, chưa nói đến thiết kế khó vệ sinh thì đám dầu mỡ, bụi bẩn trong khu vực nấu nướng cũng sẽ tích tụ trên chiếc đèn "chanh sả" của bạn theo thời gian.

4. Tay nắm cửa sắc nhọn

Có nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với tay nắm cửa
Có nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với tay nắm cửa 

Nhìn chiếc tay nắm cửa có vẻ đơn giản nhưng thực tế có khá nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới. Đặc biệt, những kiểu tay nắm cửa sắc nhọn có thể là mối lo ngại nếu có trẻ con trong nhà, chưa kể đến việc quần áo có thể dễ bị mắc vào và bị rách.

5. Đèn chùm với phần chao hình cốc úp ngược

Theo thời gian, phần chao đèn sẽ trở thành nơi trú ẩn của bụi bẩn trong nhà
Theo thời gian, phần chao đèn sẽ trở thành nơi "trú ẩn" của bụi bẩn trong nhà

Dù có thiết kế đẹp mắt, kiểu đèn chùm với phần hình chiếc cốc úp ngược lại không phải lựa chọn bạn nên ưu tiên khi bụi bẩn, lông thú sẽ bám đầy bên trong chao đèn.

Nếu bạn vẫn quyết định lựa chọn kiểu đèn này, hãy chuẩn bị tinh thần làm công việc lau chùi một cách thường xuyên.

6. Tủ bếp màu tươi sáng

Dù rất bắt mắt nhưng tủ bếp màu tươi sáng lại sớm bị lỗi thời
Dù rất bắt mắt nhưng tủ bếp màu tươi sáng lại sớm trở nên lỗi thời

Những màu sắc tươi sáng thường đem đến cảm giác vui vẻ, dễ chịu. Tuy nhiên về lâu dài, thiết kế như vậy đối với tủ bếp sẽ dễ khiến bạn cảm thấy không vừa mắt. Giải pháp trong trường hợp này là chỉ nên dùng gam màu tươi sáng để làm điểm nhấn chứ không nên để nó trở thành màu của tổng thể.

7. Chậu rửa bằng thủy tinh

Để chậu thủy tinh luôn sáng bóng, chủ nhà cần cọ rửa chúng đều đặn mỗi ngày
Để chậu thủy tinh luôn sáng bóng, chủ nhà cần cọ rửa chúng đều đặn mỗi ngày 

Dù có vẻ ngoài rất đẹp và lạ mắt nhưng kiểu chậu rửa này không mấy tiện dụng. Đầu tiên là kiểu chậu thủy tinh không chứa được nhiều nước nên để đảm bảo nước không bị tràn ra ngoài gây ướt sàn, quần áo, bạn luôn phải rửa mặt, rửa tay trong tâm thế "canh chừng". Thêm vào đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho kiểu chậu này, bạn cần cọ rửa thường xuyên mới tránh để lại các vết ố.

8. Tay nâng tủ bếp trên

Không phải ai cũng thích sử dụng kiểu tủ bếp trên được trang bị hệ thống tay nâng khí nén
Không phải ai cũng thích sử dụng kiểu tủ bếp trên được trang bị hệ thống tay nâng khí nén 

Dù rất thuận tiện và thiết thực nhưng kiểu tủ bếp với tay nâng khí nén lại không phù hợp với những người có chiều cao khiêm tốn. Để có thể đóng tủ lại sau khi mở, bạn sẽ cần phải trèo lên ghế hoặc nhảy lên vì sẽ không thể với tới được. 

Đó là chưa kể đến trường hợp, có nhiều kiểu tủ bếp đóng kịch trần làm cánh tủ không mở được hết cỡ khiến người sử dụng gặp khó khăn.

9. Đèn phía trên thiết bị bếp

Đèn phía trên thiết bị bếp thực sự không có nhiều tác dụng
Đèn phía trên thiết bị bếp thực sự không có nhiều tác dụng

Có vẻ như công dụng duy nhất của hệ thống đèn gắn phía trên thiết bị bếp là để trang trí. Bởi trên thực tế, chúng chỉ có thể chiếu sáng phía trên chứ không chiếu đến khu vực nấu nướng. Lời khuyên cho bạn là hãy lắp đèn ngay dưới tủ bếp.

(Tạp chí Thanh Niên)

Chia sẻ

Tin mới nhất

Tin cũ hơn

Chủ đề được quan tâm