Thiết kế Á Đông đương đại không quá. câu nệ theo một khuôn thước như trong quá khứ mà thay vào đó là. cách tiếp cận tối giản, nhấn đến sự toàn vẹn của từng đồ. vật, không gian và ánh sáng..
Trong lĩnh lực thiết
kế nội thất, nhiều phong cách thiết kế được biết đến như
Thiết kế Bắc Âu, điển hình là của Thụy điển, Nhật Bản, Bali...
Tất cả các phong cách này đều có đặc điểm chung là gắn với
văn hóa, khí hậu và tập quán sinh hoạt của con người nơi đó.
Vì vậy hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực thiết
kế nội thất là văn hóa sở tại và những biến đổi vận động
trong đời sống xã hội.
Thiết
kế Á đông đương đại gần đây được biết đến và giới thiệu
nhiều chính là sự phản ánh nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở
một số nước Á châu, những thay đổi to lớn trong đời sống xã
hội và sự xích lại gần nhau về lối sống giữa phương Tây và
phương Đông.
Nguồn
cảm hứng của các thiết kế này chính là vốn văn hóa giàu có,
lâu đời trong kiến trúc truyền thống, trong việc chế tác các
sản phẩm cầu kỳ bằng tay và một sự làm mới các thiết kế
điển hình Á đông như bàn ghế đời nhà Minh... Sự sắp đặt không
còn quá câu nệ theo một khuôn thước như trong quá khứ thay vào
đó là tiếp cận tối giản, nhấn đến sự toàn vẹn của từng đồ
vật, không gian và ánh sáng. Mầu sắc điển hình của trang trí Á
Đông. Đặc biệt màu đỏ được dùng khá nhiều như điểm nhấn trong
không gian.
Một
yếu tố khác cũng khá hiện diện của phong cách này là sự pha
trộn văn hóa. Phong cách Á Đông nặng về chi tiết trang trí được giản
lược hóa và cách bài trí phương Tây được làm mới với các vật
trang trí và vật liệu điển hình Á Đông như sơn mài, tượng
Phật.
Sự
giao thoa này là cái mà chúng ta hay gọi là sự gặp gỡ Đông Tây. Phong
cách Á Đông đương đại là sự kế thừa sáng tạo trên vốn văn hóa
lâu đời, sự cầu kỳ, nét tinh tế và chất Á Đông không thể trộn
lẫn. Đây là một lựa chọn văn hóa hoàn toàn đáp ứng cho các
nhu cầu về công năng, lối sống hiện đại.
Phạm Kiều Phúc
Công ty Module 7
(Nguồn sưu tầm)