Nếu phòng tắm nhà bạn là nơi liên tục sáng đèn, nước xả chảy tự do, giấy vệ sinh bị xài phung phí, dùng nhiều chất tẩy rửa độc hại, tích tụ độ ẩm bởi thiết kế “kín bưng”... đó chắc chắn không phải là một "phòng tắm xanh".
Khi muốn thiết kế nội thất căn nhà của mình đi theo xu hướng không gian sống xanh, bạn nên áp dụng cho phòng tắm đầu tiên. Nếu như coi trái tim của ngôi nhà là phòng khách thì phòng tắm được ví như lá phổi. Bởi vậy, con đường dẫn đến một “eco-house” thường bắt đầu từ phòng tắm. Để sở hữu một “phòng tắm xanh” đúng nghĩa, bạn có rất nhiều cách để lựa chọn.
Phòng tắm xanh là yếu tố đầu tiên hướng đến không gian sống xanh
Phòng tắm là nơi có độ ẩm thích hợp để một số loại cây sống trong nhà như cọ, phất dụ, thường xuân, lưỡi hỗ, trúc mây… phát triển tốt. Không chỉ tạo nên những “mảng xanh” mát mắt, chúng còn giúp thanh lọc không khí, và tận dụng nước sinh hoạt thừa. Ở những vị trí chính như bồn rửa mặt, bồn tắm, bồn cầu, bạn có thể đặt những chậu lớn, hoặc những chậu nhỏ lắp vào những khoảng trống tinh tế khác để không gian thêm dịu mát, hài hòa.
Phòng tắm xanh không thể thiếu những chậu cây xanh
Muốn tạo nên một không gian sống xanh, bạn không chỉ cần có những mảng xanh mà còn phải biết bố trí sắp đặt nội thất sao cho rộng, gọn gàng, thoáng mát, sạch sẽ. Cách sắp xếp này cũng hạn chế rất nhiều việc tích tụ độ ẩm thừa tích tụ gây nấm mốc trong nhà tắm. Đồng thời, sử dụng đồ nội thất màu sáng, kích cỡ nhỏ gọn vừa phải, lắp cửa kính không chỉ giúp cải thiện ánh sáng mà còn khiến không gian trông rộng và cao hơn bởi hiệu ứng phản quang.
Nên sử dụng nội thất gọn gàng cho phòng tắm
Kết nối, tận dụng những nguồn ánh sáng tự nhiên đang trở thành xu hướng trong thiết kế những phòng tắm không có vách ngăn. Nếu diện tích phòng tắm hạn chế, không phù hợp xây cửa kính rộng, lắp đặt một chiếc cửa sổ thông gió sẽ vừa đủ để lấy ánh sáng mặt trời, giúp bạn hạn chế bật đèn liên tục nếu không cần thiết.
Cửa sổ thông gió phù hợp cho không gian phòng tắm nhỏ
Không chỉ có vậy, việc sử dụng những thiết bị nội thất tiết kiệm nước, ví dụ như bồn cầu cũng là yếu tố quan trọng và chủ động giúp tạo nên một không gian xanh. Bởi hiện nay, các gia đình thường tốn rất nhiều nước cho mỗi lần “giải quyết nhu cầu”. Như vậy trung bình một lần xả sẽ phải mất khoảng 7 – 9 lít nước nếu bồn cầu không ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước. Một giải pháp được gợi ý là sử dụng bồn cầu Aerodyne của Kohler ứng dụng công nghệ xả Class Five+ giúp tiết kiệm tới 30% lượng nước tiêu thụ so với tiêu chuẩn công nghiệp. Đây là cách hiệu quả để tiết kiệm nước. Bên cạnh đó, sản phẩm không hề làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung cho không gian nhà tắm, ngược lại vẫn tôn lên sự sang trọng nhờ thiết kế tinh tế, mang đến trải nghiệm sống đẳng cấp, tiện nghi cho người sử dụng.
Có thể thấy việc thiết kế một “phòng tắm xanh” không quá phức tạp. Không chỉ thân thiện với môi trường, không gian xanh trong phòng tắm còn rất tinh thế, mang đậm tính thẩm mỹ của kiến trúc nội thất hiện đại.
(Afamily)